Bệnh tiểu đường đươc chia thành mấy loại

Năm 1997, theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và Hiệp định hội Bệnh tiểu đường Mỹ thì gần đây bệnh này được phân thành bốn dạnh: bệnh tiểu đường týp 1, bệnh tiểu đường týp 2, bệnh tiểu đường của người có thai và bệnh tiểu đường của người dạng đặc biệt.
Bệnh tiểu đường týp 1:
Bệnh tiểu đương týp 1 là bệnh bắt buộc phải điều trị bằng insulin vì các tế bào β của tuyến tụy đã bị phá hủy tới 75% nên không còn khả năng tiết ra insulin để cung cấp cho cơ thể. Bệnh tiểu đương týp 1 chiếm từ 5-10% trong tổng số những người mắc chứng tiểu đường nói chung và lứa tuổi nào cũng có thể bị, nhưng thường gặp ở lữa tuổi nhi đồng và thanh thiếu niên.
- Người bị bệnh tiểu đương týp 1 ở giai đoạn sơ nhiếm ban đầu thường cấp tính , tự nhiên gấy đi rất nhanh. Triệu chứng “ba nhiều một ít” đã thể hiện rõ ràng, thậm chí có người bệnh lần đầu tiên đi khám đã từng bị hiểu nhẩm là ngộ độc Acid xêtôn. Lượng đường trong máu người bệnh týp 1 có dao động lớn, nên hàm lượng của đường trong máu rất thất thường.
- Để điều trị bệnh tiểu đương týp 1 người ta dựa vào kích thích tố insulin hoặc tiếp kích  tố insulin từ bên ngoài vào khi mới nhiếm bệnh, điều trị chúng vài tháng băng kích thích tố insulin, làm cho chức năng của tế bào β tăng lên, những triệu chứng lâm sàng được cải thiện rõ rệt, người ta gọi thời gian này là thời kỳ “tuần trăng mật” của người bệnh. Thời kỳ “tuần trăng mật” có thể kéo dài tới 3-6 tháng, đặc biệt có vài người bệnh kéo dài từ 1 đến 2 năm, tuy không rõ do đâu là tác nhân quyết định thời gian kéo dài, nhưng bệnh vẫn âm ỉ tiến triển và thời kỳ “tuần trăng mật” sẽ kết thúc, người bệnh vẫn phải chữa trị bằng cách đưa insulin bên ngoài vào để khống chế lượng đường trong máu.
Bệnh tiểu đương týp 2:
- Bệnh này trước đây gọi là bệnh tiểu đường do thiếu usulin, hoặc bệnh tiểu đường của người lớn tuổi, chiếm 90%. Bệnh nhân mắc bệnh này đều là người cao tuổi hoặc từ 40 trở lên, và đại đa số là do nguyên nhân di truyền là chủ yếu.
- Tấc độ phát nhiễm ở bệnh này tương đối từ từ, ở người béo, bệnh nhẹ luôn cảm thấy miệng khô ráo, lúc nào cũng khát nươc, đặc biệt có bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng nào cả, những biểu hiện “3 nhiều” phát hiện không rõ rệt mà chỉ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe hoặc sét nghiệm gen. Đại đa số bệnh nhân qua một thời gian khống chế độ ăn uống và dùng thuốc hạn chế lượng đường trong máu thì bệnh tình ổn định hẳn lại, mức độ hàm lượng usulin tiết ra tăng cao hơn. Nhưng đặc biệt có một vài bệnh nhân do tiền sử bệnh tiểu đường kéo dài đã quá lâu, khoảng trên 20 năm, hơn nữa tuổi tác lại lớn, thân thể gầy gò ốm yếu thì lượng usulin giảm đi, trương hợp này phải điều trị bằng cách tiếp thêm usulin bên ngoài vào để khống chế lượng đường trong máu.
- Bởi vậy không thể lấy việc tiếp thêm usulin bênh ngoài vào để phân định tiểu đường týp 1 hay týp 2
Bệnh tiểu đường ở thời kỳ mang thai:
- Nhũng phụ nữ khi chưa mang thai vốn không mắc bệnh, có thể khỏe mạnh bình thường, nhưng khi có thai vào giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối thì sẽ phát hiện triệu chứng bệnh tiểu đường – khác với những người đã có bệnh sắn, sau đó lại có thai – thì gọi là người bệnh tiểu đường thời kỳ mang thai.
- Bệnh tiểu đường của người phụ nữ ở thời kỳ mang thai chiếm chừng 3-4% tổng số phụ nữ bị nhiếm bệnh. Nguyên nhân phát bệnh là do trong thời kỳ mang thai, vùng xương chậu tiết ra những yếu tố chông lại tiết tố insulin, đặc biệt là giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, lại thêm vào đó độ nhảy cảm của các bộ phận trong cơ thể người phụ nữ lúc mang thai không linh hoạt như xưa, do đó lượng insulin được tạo ta tương đối ít hơn.
- Đối với  phụ nữ có thai nhiễm chứng bệnh tiểu đường thì việc đầu tiên là làm sao phải khống chế được hàm lượng đường chứa trong máu, để tránh được những nguy cơ hàm lượng đường trong thai nhi quá cao, tạo ra những ảnh hưởng xấu cho đứa trẻ sau này.
Sau kỳ sinh nở thì hàm lượng đường trong máu của người phụ nữ này trở lại bình thường; cũng có một số bộ phận nhỏ di chứng biến chuyển thành týs 2 và rất ít chuyển thành bệnh tiểu đường týp 1.
Bệnh tiểu đường dạng đặc biệt:
Bệnh tiểu đường dạng đặc biệt mang tính chất hiện tượng hoặc tái phát là chính, biểu hiện của nó tương đối rõ ràng và bao gồm những nguyên nhân sau:
- Bệnh do một số gen của tế bào β giảm thiểu chức năng. Ở một số thanh niên hoặc người lớn tuổi hay mắc chứng bệnh Mody. Thanh niên thường hay bị trước tuổi 25, do di truyền của nhiễm sắc thể trội.
- Người mắc một số bệnh như viêm tuyến tụy, ung thư tuyến tụy, hoặc tuyến tụy bị cắc bỏ.
- Nội tiết tố của tuyến giáp trạng tiết ra quá nhiều, gây ung thư, chứng béo phì ở các đầu tứ chi, chức năng hoạt động của các tuyến gen bị trục trặc (máu thiếu hụt kali)…dẫn đến chứng tiểu đường.
- Bị bệnh do tiếp xúc với chất độc hóa học gây ra, hoặc do uống nhiều thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, hoặc phụ nữ dùng thuốc tránh thai, uống thuốc kích thích tuyến yên, thuốc chống ung thư…
- Có nhiễm một số virut như virut gây bệnh mẩn ngứa, ma tịt, virut làm nở tế bào, virut gây bệnh ở các tuyến, virut qui bị đều là những tác nhân gây ra bệnh tiểu đường.
- Tiểu đường do một số chứng miễn dịch gây ra, ví dụ chứng niễn dịch Stinllman, chứng miễn dịch bản thân của insulin.

Tác giả: BS. Nguyễn Hồng Hoa - Bùi Trường

Thông tin chi tiết xem thêm tại http://maydohuyetap.net.vn