Hiện nay có những loại insulin nào được dùng?

- Nếu căn cứ vào nguồn gốc cung cấp thì có thể chia làm hai loại: insulin có nguồn gốc từ động vật và insulin được tồng hợp bằng công nghệ di truyền, có cấu trúc giống hệt insulin của người (gọi là human insulin, hoặc insulin người). Người ta còn phân chia insulin theo thời gian tác dụng của thuốc; insulin tác dụng nhanh, tác dụng trung bình, tác dụng chậm hoặc lại kết hợp giữa nhanh và chậm.
- Insulin động vật là loại insulin được lấy từ tuyến tụy của lợn, và từ tuyến tụy của bò. Do kết cấu phân tử của insulin người và động vật khá giống nhau, cho nên nếu tiêm insulin động vật váo người thì hệ thống miễn dịch cơ thể của một số người sẽ có phản ứng đào thải ngay, khiến cho insulin tiêm vào không phát huy được hết tác dụng giảm hàm lượng đường. Điều này có thể giải thích được câu hỏi của một số người bệnh thắc mắc rằng: tại sao liều lượng insulin tiêm vào ngày một nhiều nhưng vẫn không có hiệu quả, lại còn một số bệnh khác sau khi tiêm insulin thì gây ra phản ứng phụ như phát ban ngoài da, bị sốt, teo mô mỡ, thậm chí gây nên những cơn sốc.
- Insulin tổng hợp bằng công nghệ di truyền có cấu trúc giống hệt insulin của người nói chung, nên liều lượng sử dụng cũng không cần nhiều nhưng cũng dùng insulin động vật, và khi dùng insulin tồng hợp thì cũng ít khi bị dị ứng toàn thân hoặc dị ứng bộ phận, mà hàm lượng đường lại giảm rất mạnh.
- Theo mức độ của sản phẩm bào chế thì insulin có thể chia ra làm mấy loại: insulin phổ thông, insulin đơn phân, insulin đơn tổ phân. Trong ba loại thì độ tinh khiết của các loại sau cao hơn loại trước. Do đó, khi chữa trị, cố gắng sử dụng loại insulin tổng hợp với nồng độ tinh khiết càng cao càng tốt.
- Về thời gian tác dụng của insulin cũng được phân ra làm ba loại:
Hiệu quả nhanh: thời gian có tác dụng mạnh nhất là từ 1-3 giờ sau khi tiêm. Thời gian thuốc có tác dụng có hiệu quả nhất là từ 5-7 giờ.
Hiệu quả vừa: Thời gian thuốc có tác dụng mạnh nhất là từ 6-10 giờ sau khi tiêm. Thời gian thuốc tác động có hiệu quả nhất là từ 18-24 giờ.
Hiệu quả kéo dài: Thời gian thuốc tác động tốt nhất là từ 10-15 giờ sau khi tiêm. Thời gian thuốc tác động có hiệu quả nhất là từ 18-24.
- Nếu dùng kết hợp các loại với nhau, mục đích là để giảm liều lượng và số lần tiêm insulin cho người bệnh, thì ta sẽ được loại hiểu quả hỗn hợp. Người bệnh có thể chọn sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, và việc điều chỉnh liều insulin trong quá trình điều trị là căn cứ trên kết quả xét nghiệm đường huyết.
- Người bệnh tiểu đường typ 1 do cơ thể không có khả năng tự tiết ra insulin, hoặc tiết ra lượng insulin quá ít không thỏa mãn yêu cầu của cơ thể, thifh phải chữa trị bằng cách tiêm insulin vào, và cứ tiêm như vậy cho đến cuối đời, vì nếu không tiêm insulin thì lập tức sẽ bị ngộ độc acid cấp tính ngay, gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Người bệnh tiểu đường typ 2 thường chữa trị bằng cách hạn chế ăn uống, chăm chỉ luyện tập, sinh hoạt đều đặn nghiêm túc…nhưng sau một thời gian vẫn không thấy biến chuyển tốt thì phải chuyển ngay phương pháp điều trị bằng cách uống hạ hàm lượng đường, hoặc tiêm insulin, hoặc vừa tiêm insulin vừa uống thuốc hạ hàm lượng đường trong máu. Trường hợp người bệnh tiểu đương typ 2 bị tạp nhiễm bệnh khác nữa như bị vết thương, bị mổ, hoặc bị một bệnh cấp tính nào đó như ngộ độc acid ceton, bị ngất xỉu, chấn thương mạch máu não, bị lao phổi, sút cân nhanh chóng, ăn không tiêu, không có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng…thì phải tiêm insulin ngay.
- Người bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai, cho con bú, chỉ nên chữa trị bằng cách tiêm insulin mà thôi.
- Người bệnh tiểu đường nguyên nhân do bệnh ở não gây ra thì đồng thời với việc chữa trị bệnh u não, vẫn có thể tiêm insulin để trị liệu. Ngoài ra nếu người bệnh còn mắc thêm bệnh ngoài da, nổi ban có tính hệ thống, hoặc viêm khớp tê thấp, cũng có thể chữa trị bằng cách tiêm insulin.
- Người bệnh tiểu đường lớn tuổi có tính miễn dịch kém cũng có thể dùng phương pháp tiêm insulin.

Tác giả: Bs. Nguyễn Hồng Hoa - Bùi Trường

Thông tin chi tiết xem thêm tại http://maydohuyetap.net.vn